Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiện đang đứng thứ 5 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm gần 4,2% dân số nam và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh (theo nghiên cứu năm 2007 được tiến hành trên toàn quốc của Bệnh viện Phổi TW). Tuy nhiên, sự hiểu biết về căn bệnh này hiện nay còn rất hạn chế (chỉ có khoảng 4,3% dân số trong số 25.000 người được hỏi biết về căn bệnh này).
Chính sự hạn chế về thông tin khiến nhiều người bệnh không nhận biết được
căn bệnh của mình, chưa có thông tin điều trị thích hợp và thường nhập viện khi
bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh và có các biện
pháp phòng tránh thích hợp là một trong những ưu tiên trong kiểm soát căn bệnh
nguy hiểm này.
Những ảnh hưởng nặng nề của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có thể kể tới như:
- Sức khỏe suy giảm: người bệnh COPD với đặc trưng tắc nghẽn đường thở
không hồi phục hoàn toàn thường có các triệu chứng đờm, ho, khó thở kéo dài.
Khi không được điều trị đúng cách, người bệnh còn dễ gặp các đợt cấp, khiến sức
khỏe suy giảm và tăng nguy cơ tử vong.
- Ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế: Sức khỏe suy giảm khiến đa phần người bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính phải nghỉ làm hoặc hạn chế trong công tác, lao động,
gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Bên cạnh đó, chi phí nằm viện, chi phí thuốc điều
trị tại nhà không nhỏ trong khi phần lớn người bệnh là người cao tuổi gây nhiều
khó khăn cho người bệnh.
- Khiến người bệnh trầm cảm, lo ấu: cũng như ở các bệnh hô hấp mãn tính
khác như Hen suyễn, Viêm phế quản mãn tính, trầm cảm là một trong những bệnh đồng
mắc phổ biến của bệnh COPD. Trầm cảm khiến người bệnh suy sụp tinh thần, xa
lánh cộng đồng và khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Giảm chất lượng cuộc sống tổng thể: khi mắc COPD, những ảnh hưởng về sức
khỏe khiến người bệnh hạn chế các hoạt động xã hội. Tình trạng khó thở có thể ảnh
hưởng đến việc ăn uống, cũng như khiến người bệnh chán nản gây nên tình trạng
suy dinh dưỡng, làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Thu Hương
Đăng nhận xét