Làm gì để sống khỏe với COPD (phần 2)

Ăn là hoạt động chủ yếu cung cấp năng lượng cho bệnh nhân COPD. Nếu bạn đang bị sút cân trầm trọng thì nên tăng cường các loại thực phẩm an toàn cho cơ thể. Theo các bác sĩ, bệnh nhân COPD tiêu hao trung bình 10 calo/1 nhịp thở. Với những bệnh nhân đang cần cải thiện cân nặng của mình để cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể, hãy tham khảo những thực phẩm dưới đây.

Tránh cafein: 
Cà phê không tốt cho người mắc COPD


Cafein là thực phẩm có hại cho người COPD. Nó làm giảm sự hấp thu một số loại thuốc và có thể gây căng thẳng, bồn chồn và làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh. Vì vậy nên tránh cà phê, trà, soda hay sô-cô-la có chứa cafein.

Hạn chế muối:

Muối giữ nước và gây khó thở cho bệnh nhân COPD

Sử dụng các gia vị hay thảo mộc, hạn chế muối để làm hương liệu cho món ăn. Muối có thể làm giữ nước và gây khó thở. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một gia vị thay thế muối nào vì nó có thể có những thành phần gây hại cho cơ thể giống như muối.

Chất xơ:

Bổ sung thêm chất xo vào các bữa ăn trong ngày


 
Bạn không thể cung cấp đủ 25-30g chất xơ chỉ trong bữa sáng nên hãy cố gắng bổ sung các thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, trái cây tươi và rau vào các bữa ăn trong ngày để có đủ lượng chất xơ cần thiết.

Cẩn thận với thực phẩm có thể gây đầy hơi: 

 
Đồ chiên rán không tốt cho sức khỏe

Bạn hãy cẩn trọng với thực phẩm cung cấp nhiều protein và chất xơ như đậu vì chúng có thể gây đầy hơi khiến cho bạn khó thở. Bên cạnh đó, các đồ uống có ga, đồ chiên rán, thức ăn nhiều gia vị, các loại đậu, bắp cải, bông cải xanh cũng không thực sự tốt nếu bạn ăn quá nhiều.

Bổ sung kali: 

Nếu bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu kali. Cam, chuối, khoai tây và cà chua là những thực phẩm tuyệt vời cho bạn.

Ăn thêm trứng: 


Ăn thêm trứng để tăng calo

Nếu bạn muốn tăng lượng calo cho cơ thể, hãy thêm 1 quả trứng vào bữa ăn.

Tránh những nguồn thực phẩm không lành mạnh: đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố,…

Ăn nhiều trái cây tươi: ăn nhiều trái cây và rau sẽ giúp cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. 

Thực phẩm giàu canxi và vitamin D:

Vitamin D và canxi giúp xương khỏe mạnh. Sử dụng sữa hoặc sữa chua ít béo sẽ giúp kiểm soát cân nặng mà không làm cơ thể thiếu chất.

Ăn nhiều các loại rau, củ giàu tinh bột:
 
Củ cải, cà rốt và bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tăng cường protein:
 
Protein là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn không chỉ cho bệnh nhân COPD mà với cả người khỏe mạnh. Bạn có thể thêm sữa ít béo, bột thịt hoặc bột đậu nành vào các món khoai tây nghiền, thịt hầm, súp, ngũ cốc nóng,…

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý và dùng các thuốc điều trị COPD theo chỉ định của bác sĩ thì một chế độ ăn uống lành mạnh với những lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn sống khỏe cùng COPD.

Hoài Thu (biên tập-theo webmd.com)

Đăng nhận xét