Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp với biểu hiện đặc trưng của bệnh là rối loạn thông khí tắc nghẽn không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Việc chẩn đoán bệnh thường được đặt ra trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm kéo dài, khó thở gắng sức), hoặc trên những đối tượng có tiếp xúc kéo dài với các yếu tố nguy cơ (hút thuốc, tiếp xúc khói, bụi …). Bệnh thường có 4 đặc điểm sau đây:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi tình trạng hạn chế lưu thông khí trên đường thở mạn tính, được thể hiện bằng giảm luồng khí thở ra tối đa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn gây nên các cơn khó thở

- Tình trạng hạn chế lưu thông khí trên đường thở (tắc nghẽn) không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn.

- Các biểu hiện bất thường nhận thấy khi đo chức năng hô hấp thường có trước khi bệnh nhân cảm thấy có triệu chứng khó thở khi gắng sức do bệnh tiến triển dần dần và bệnh nhân thích nghi dần ở những mức độ khác nhau.

- Quá trình viêm mạn tính ở phổi có liên quan đến các đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, lympho T. Quá trình viêm gây phá hủy cấu trúc nhu mô phổi, tăng tiết nhầy, dần dần làm hạn chế lưu thông khí trên đường thở.

Trần Vinh

Cơ chế bệnh sinh trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp với biểu hiện đặc trưng của bệnh là rối loạn thông khí tắc nghẽn không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Việc chẩn đoán bệnh thường được đặt ra trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm kéo dài, khó thở gắng sức), hoặc trên những đối tượng có tiếp xúc kéo dài với các yếu tố nguy cơ (hút thuốc, tiếp xúc khói, bụi …). Bệnh thường có 4 đặc điểm sau đây:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi tình trạng hạn chế lưu thông khí trên đường thở mạn tính, được thể hiện bằng giảm luồng khí thở ra tối đa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn gây nên các cơn khó thở

- Tình trạng hạn chế lưu thông khí trên đường thở (tắc nghẽn) không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn.

- Các biểu hiện bất thường nhận thấy khi đo chức năng hô hấp thường có trước khi bệnh nhân cảm thấy có triệu chứng khó thở khi gắng sức do bệnh tiến triển dần dần và bệnh nhân thích nghi dần ở những mức độ khác nhau.

- Quá trình viêm mạn tính ở phổi có liên quan đến các đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, lympho T. Quá trình viêm gây phá hủy cấu trúc nhu mô phổi, tăng tiết nhầy, dần dần làm hạn chế lưu thông khí trên đường thở.

Trần Vinh
Đọc thêm..
Nếu bạn bị ho, đờm, kéo dài và khó thở khi gắng sức; triệu chứng thường nặng lên khi thay đổi thời tiết hay khí hậu nồm, ẩm ướt; bạn đã có thời gian dài tiếp xúc với khói, bụi độc hại hay từng nghiện thuốc lá, thuốc lào thì có thể bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD.
COPD là nguyên nhân gây nên tình trạng khuyết tật
COPD là nguyên nhân chính gây nên các tình trạng khuyết tật và hiện nay hàng triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này. Bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng thường xấu đi theo thời gian, giai đoạn nặng khiến sức khỏe người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng, hạn chế vận động, ngay cả đi bộ, nấu ăn hay làm vệ sinh cá nhân.

Video về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD


COPD là bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các bác sĩ chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh nhờ chế độ tập luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Để quản lý tốt bệnh, người bệnh cần được thăm khám và theo dõi bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Hoài Thu (biên tập)


Xem video chia sẻ về kinh nghiệm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn COPD của bác Thắng

Đừng chủ quan với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Nếu bạn bị ho, đờm, kéo dài và khó thở khi gắng sức; triệu chứng thường nặng lên khi thay đổi thời tiết hay khí hậu nồm, ẩm ướt; bạn đã có thời gian dài tiếp xúc với khói, bụi độc hại hay từng nghiện thuốc lá, thuốc lào thì có thể bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD.
COPD là nguyên nhân gây nên tình trạng khuyết tật
COPD là nguyên nhân chính gây nên các tình trạng khuyết tật và hiện nay hàng triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này. Bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng thường xấu đi theo thời gian, giai đoạn nặng khiến sức khỏe người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng, hạn chế vận động, ngay cả đi bộ, nấu ăn hay làm vệ sinh cá nhân.

Video về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD


COPD là bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các bác sĩ chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh nhờ chế độ tập luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Để quản lý tốt bệnh, người bệnh cần được thăm khám và theo dõi bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Hoài Thu (biên tập)


Xem video chia sẻ về kinh nghiệm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn COPD của bác Thắng

Đọc thêm..
Bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính, được gọi tắt là COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Diseases). Hội lồng ngực Mỹ (ATS, 1995) định nghĩa COPD bằng tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hen phế quản có tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn. Đó là tình trạng khó thở thường xuyên, mạn tính do tắc nghẽn đường thở với ba triệu chứng cơ bản là ho, khạc đờm, khó thở, và thường xuyên bị từng đợt nhiễm khuẩn, nhiễm virus làm cho bệnh nặng dần lên. 


COPD là bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, nguy cơ tử vong do bệnh COPD sẽ được xếp từ thứ 6 lên hàng thứ 3, chỉ sau bệnh thiếu máu cơ tim và bệnh mạch máu não. Tử vong do bệnh COPD gây ra chủ yếu do suy hô hấp, thiếu oxy mạn tính, suy tim do tăng áp động mạch phổi và suy kiệt.

Phổi của người mắc Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD


Tuy vậy, tỷ lệ người hiểu biết về bệnh này còn rất thấp. Tại Việt nam, theo điều tra toàn quốc của Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2007, chỉ có khoảng 4,3% trong số 25.000 người được phỏng vấn biết về bệnh này. Số liệu điều tra cho thấy COPD chiếm tỷ lệ 4,2% dân số nam giới trên 40 tuổi và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh (bằng dân số của 1 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng). Hàng năm, khoảng gần 30% người mắc bệnh phổi vào bệnh viện Phổi trung ương là do bệnh COPD. Mặc dù Bệnh viện đã có một khoa dành riêng cho bệnh COPD, nhưng luôn trong tình trạng quá tải.

Gánh nặng bệnh tật mà gia đình người bệnh và xã hội phải gánh chịu là rất lớn. Riêng chi phí y tế cho mỗi đợt điều trị đợt cấp của COPD phải vào viện có thể từ 30 - 50 triệu đồng. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc quản lí tốt tại cộng đồng, có thể mỗi năm phải nhập viện từ 2-3 đợt. Số lần vào viện càng nhiều có nghĩa là “đường đến nghĩa trang càng ngắn”. COPD là một bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương bệnh lí làm thay đổi cấu trúc trong phổi không thể hồi phục được, song vẫn có thể dự phòng và kiểm soát bệnh.

Theo Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính (NXB Lao Động – 2014)

Bệnh phổi tắc nghẽn tính - gánh nặng cho toàn xã hội

Bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính, được gọi tắt là COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Diseases). Hội lồng ngực Mỹ (ATS, 1995) định nghĩa COPD bằng tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hen phế quản có tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn. Đó là tình trạng khó thở thường xuyên, mạn tính do tắc nghẽn đường thở với ba triệu chứng cơ bản là ho, khạc đờm, khó thở, và thường xuyên bị từng đợt nhiễm khuẩn, nhiễm virus làm cho bệnh nặng dần lên. 


COPD là bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, nguy cơ tử vong do bệnh COPD sẽ được xếp từ thứ 6 lên hàng thứ 3, chỉ sau bệnh thiếu máu cơ tim và bệnh mạch máu não. Tử vong do bệnh COPD gây ra chủ yếu do suy hô hấp, thiếu oxy mạn tính, suy tim do tăng áp động mạch phổi và suy kiệt.

Phổi của người mắc Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD


Tuy vậy, tỷ lệ người hiểu biết về bệnh này còn rất thấp. Tại Việt nam, theo điều tra toàn quốc của Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2007, chỉ có khoảng 4,3% trong số 25.000 người được phỏng vấn biết về bệnh này. Số liệu điều tra cho thấy COPD chiếm tỷ lệ 4,2% dân số nam giới trên 40 tuổi và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh (bằng dân số của 1 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng). Hàng năm, khoảng gần 30% người mắc bệnh phổi vào bệnh viện Phổi trung ương là do bệnh COPD. Mặc dù Bệnh viện đã có một khoa dành riêng cho bệnh COPD, nhưng luôn trong tình trạng quá tải.

Gánh nặng bệnh tật mà gia đình người bệnh và xã hội phải gánh chịu là rất lớn. Riêng chi phí y tế cho mỗi đợt điều trị đợt cấp của COPD phải vào viện có thể từ 30 - 50 triệu đồng. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc quản lí tốt tại cộng đồng, có thể mỗi năm phải nhập viện từ 2-3 đợt. Số lần vào viện càng nhiều có nghĩa là “đường đến nghĩa trang càng ngắn”. COPD là một bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương bệnh lí làm thay đổi cấu trúc trong phổi không thể hồi phục được, song vẫn có thể dự phòng và kiểm soát bệnh.

Theo Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính (NXB Lao Động – 2014)
Đọc thêm..

Hội lồng ngực Mỹ (ATS, 1995) định nghĩa COPD là tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản có tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục.

COPD là tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hen phế quản
COPD là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể phòng ngừa và điều trị để hạn chế những ảnh hưởng đến chức năng phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. “Những ảnh hưởng ngoài phổi” của bệnh được nhiều chuyên gia y tế đánh giá có liên quan tới sự tiến triển nghiêm trọng khi người bệnh mắc COPD.
Như tên gọi phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Khi mắc bệnh COPD:
- Các phế quản và phế nang (các túi khí nơi trao đổi khí diễn ra) mất đi độ đàn hồi và không thể căng dãn khi hít vào.
- Các bức tường giữa các phế nang (thành phế nang) bị phá hủy.
- Lớp niêm mạc phế quản trở nên dày và viêm.
- Thành phế quản tiết chất nhầy nhiều hơn bình thường, gây nên tình trạng tắc nghẽn.
Hạn chế luồng thông khí trong COPD là một quá trình tiến triển nặng dần lên theo thời gian. Điều này thường liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi với các chất kích thích độc hại như khói thuốc lá, ỗ nhiễm môi trường hoặc các hóa chất mạnh…
Thu Hương (st)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là gì?

Hội lồng ngực Mỹ (ATS, 1995) định nghĩa COPD là tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản có tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục.

COPD là tập hợp các bệnh: viêm phế quản mạn, khí phế thũng, hen phế quản
COPD là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể phòng ngừa và điều trị để hạn chế những ảnh hưởng đến chức năng phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. “Những ảnh hưởng ngoài phổi” của bệnh được nhiều chuyên gia y tế đánh giá có liên quan tới sự tiến triển nghiêm trọng khi người bệnh mắc COPD.
Như tên gọi phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Khi mắc bệnh COPD:
- Các phế quản và phế nang (các túi khí nơi trao đổi khí diễn ra) mất đi độ đàn hồi và không thể căng dãn khi hít vào.
- Các bức tường giữa các phế nang (thành phế nang) bị phá hủy.
- Lớp niêm mạc phế quản trở nên dày và viêm.
- Thành phế quản tiết chất nhầy nhiều hơn bình thường, gây nên tình trạng tắc nghẽn.
Hạn chế luồng thông khí trong COPD là một quá trình tiến triển nặng dần lên theo thời gian. Điều này thường liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi với các chất kích thích độc hại như khói thuốc lá, ỗ nhiễm môi trường hoặc các hóa chất mạnh…
Thu Hương (st)
Đọc thêm..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới.

 

Phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD là gì?

 

COPD là tên viết tắt của Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease). COPD là bệnh gây ra do cản trở ở đường hô hấp dẫn đến khó thở. Mặc dù COPD là một bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. 


COPD có thể là biến chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), COPD là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Mỹ. Nhiều bác sĩ cho rằng viêm phế quản mãn và khí phế thũng là những biểu hiện ban đầu của COPD.

COPD và Viêm phế quản mãn tính:
 

Nhiều bệnh nhân COPD có thể tiến triển từ viêm phế quản mãn tính (ho mạn tính và viêm đường hô hấp kèm theo sản xuất nhiều chất nhầy, thường xuyên bị các đợt nhiễm virus, vi khuẩn). Hút thuốc lá thường là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính.

COPD và Khí phế thũng:

Khí phế thũng là một bệnh phổi. Khi mắc khí phế thũng, các phế nang bị tổn thương và gần như không hoạt động. CO2 và O2 không thể trao đổi cuối cùng các phế nang bị vô hiệu hóa, các nhu mô phổi bị hủy hoại và tăng các triệu chứng của COPD. Những người bị khí phế thũng gặp nhiều khó khăn khi thở. 

Triệu chứng của COPD:

Khó thở là triệu chứng chính của COPD xảy ra khi người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày, gây ra bởi sự chít hẹp đường thở và sự phế hủy của các phế nang phổi. Khó thở xảy ra nặng nề ở thì hít vào. Các triệu chứng khác có thể bao gồm thở khò khè, tức ngực và ho mãn tính. Bệnh nhân mệt mỏi cả khi không gắng sức, thường xuyên mắc cảm lạnh, cúm; đờm nhiều. Các triệu chứng này ngày một nặng lên và làm người bệnh khó khăn trong sinh hoạt.

Các triệu chứng khác của COPD:

Ngoài các triệu chứng trên, khi COPD tiến triển, người bệnh còn có thể có các triệu chứng:

- Béo phì do hạn chế vận động.

- Nhão cơ và giảm độ bền.

- Đau đầu buổi sáng.

- Các móng tay, chân có màu xanh hoặc xám do giảm nồng độ oxy máu.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân COPD và khí phế thũng có thể sút cân và mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường,…vì vậy bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để kiểm soát tốt bệnh của mình.

Ngô Hoài (biên tập)
 


Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD và những điều bạn nên biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới.

 

Phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD là gì?

 

COPD là tên viết tắt của Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease). COPD là bệnh gây ra do cản trở ở đường hô hấp dẫn đến khó thở. Mặc dù COPD là một bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. 


COPD có thể là biến chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), COPD là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Mỹ. Nhiều bác sĩ cho rằng viêm phế quản mãn và khí phế thũng là những biểu hiện ban đầu của COPD.

COPD và Viêm phế quản mãn tính:
 

Nhiều bệnh nhân COPD có thể tiến triển từ viêm phế quản mãn tính (ho mạn tính và viêm đường hô hấp kèm theo sản xuất nhiều chất nhầy, thường xuyên bị các đợt nhiễm virus, vi khuẩn). Hút thuốc lá thường là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính.

COPD và Khí phế thũng:

Khí phế thũng là một bệnh phổi. Khi mắc khí phế thũng, các phế nang bị tổn thương và gần như không hoạt động. CO2 và O2 không thể trao đổi cuối cùng các phế nang bị vô hiệu hóa, các nhu mô phổi bị hủy hoại và tăng các triệu chứng của COPD. Những người bị khí phế thũng gặp nhiều khó khăn khi thở. 

Triệu chứng của COPD:

Khó thở là triệu chứng chính của COPD xảy ra khi người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày, gây ra bởi sự chít hẹp đường thở và sự phế hủy của các phế nang phổi. Khó thở xảy ra nặng nề ở thì hít vào. Các triệu chứng khác có thể bao gồm thở khò khè, tức ngực và ho mãn tính. Bệnh nhân mệt mỏi cả khi không gắng sức, thường xuyên mắc cảm lạnh, cúm; đờm nhiều. Các triệu chứng này ngày một nặng lên và làm người bệnh khó khăn trong sinh hoạt.

Các triệu chứng khác của COPD:

Ngoài các triệu chứng trên, khi COPD tiến triển, người bệnh còn có thể có các triệu chứng:

- Béo phì do hạn chế vận động.

- Nhão cơ và giảm độ bền.

- Đau đầu buổi sáng.

- Các móng tay, chân có màu xanh hoặc xám do giảm nồng độ oxy máu.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân COPD và khí phế thũng có thể sút cân và mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường,…vì vậy bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để kiểm soát tốt bệnh của mình.

Ngô Hoài (biên tập)
 


Đọc thêm..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiện đang đứng thứ 5 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm gần 4,2% dân số nam và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh (theo nghiên cứu năm 2007 được tiến hành trên toàn quốc của Bệnh viện Phổi TW). Tuy nhiên, sự hiểu biết về căn bệnh này hiện nay còn rất hạn chế (chỉ có khoảng 4,3% dân số trong số 25.000 người được hỏi biết về căn bệnh này).


bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Chính sự hạn chế về thông tin khiến nhiều người bệnh không nhận biết được căn bệnh của mình, chưa có thông tin điều trị thích hợp và thường nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh và có các biện pháp phòng tránh thích hợp là một trong những ưu tiên trong kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Những ảnh hưởng nặng nề của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có thể kể tới như:

- Sức khỏe suy giảm: người bệnh COPD với đặc trưng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn thường có các triệu chứng đờm, ho, khó thở kéo dài. Khi không được điều trị đúng cách, người bệnh còn dễ gặp các đợt cấp, khiến sức khỏe suy giảm và tăng nguy cơ tử vong.

- Ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế: Sức khỏe suy giảm khiến đa phần người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải nghỉ làm hoặc hạn chế trong công tác, lao động, gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Bên cạnh đó, chi phí nằm viện, chi phí thuốc điều trị tại nhà không nhỏ trong khi phần lớn người bệnh là người cao tuổi gây nhiều khó khăn cho người bệnh.

- Khiến người bệnh trầm cảm, lo ấu: cũng như ở các bệnh hô hấp mãn tính khác như Hen suyễn, Viêm phế quản mãn tính, trầm cảm là một trong những bệnh đồng mắc phổ biến của bệnh COPD. Trầm cảm khiến người bệnh suy sụp tinh thần, xa lánh cộng đồng và khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Giảm chất lượng cuộc sống tổng thể: khi mắc COPD, những ảnh hưởng về sức khỏe khiến người bệnh hạn chế các hoạt động xã hội. Tình trạng khó thở có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, cũng như khiến người bệnh chán nản gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. 

Thu Hương

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những hiểm họa khôn lường

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiện đang đứng thứ 5 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm gần 4,2% dân số nam và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh (theo nghiên cứu năm 2007 được tiến hành trên toàn quốc của Bệnh viện Phổi TW). Tuy nhiên, sự hiểu biết về căn bệnh này hiện nay còn rất hạn chế (chỉ có khoảng 4,3% dân số trong số 25.000 người được hỏi biết về căn bệnh này).


bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Chính sự hạn chế về thông tin khiến nhiều người bệnh không nhận biết được căn bệnh của mình, chưa có thông tin điều trị thích hợp và thường nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh và có các biện pháp phòng tránh thích hợp là một trong những ưu tiên trong kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Những ảnh hưởng nặng nề của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có thể kể tới như:

- Sức khỏe suy giảm: người bệnh COPD với đặc trưng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn thường có các triệu chứng đờm, ho, khó thở kéo dài. Khi không được điều trị đúng cách, người bệnh còn dễ gặp các đợt cấp, khiến sức khỏe suy giảm và tăng nguy cơ tử vong.

- Ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế: Sức khỏe suy giảm khiến đa phần người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải nghỉ làm hoặc hạn chế trong công tác, lao động, gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Bên cạnh đó, chi phí nằm viện, chi phí thuốc điều trị tại nhà không nhỏ trong khi phần lớn người bệnh là người cao tuổi gây nhiều khó khăn cho người bệnh.

- Khiến người bệnh trầm cảm, lo ấu: cũng như ở các bệnh hô hấp mãn tính khác như Hen suyễn, Viêm phế quản mãn tính, trầm cảm là một trong những bệnh đồng mắc phổ biến của bệnh COPD. Trầm cảm khiến người bệnh suy sụp tinh thần, xa lánh cộng đồng và khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Giảm chất lượng cuộc sống tổng thể: khi mắc COPD, những ảnh hưởng về sức khỏe khiến người bệnh hạn chế các hoạt động xã hội. Tình trạng khó thở có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, cũng như khiến người bệnh chán nản gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. 

Thu Hương
Đọc thêm..